top-banner

Một số thuật ngữ cơ bản trong EDM

...

Sau khi biết rõ về khái niệm của EDM, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về một số thuật ngữ cơ bản thuộc dòng nhạc cực hot này.

Sự khác nhau giữa DJ và Producer2 cụm từ này hẳn vô cùng quen thuộc với bất cứ fan hâm mộ nào của dòng nhạc EDM.

Vậy điểm khác nhau giữa DJ và Producer là gì? Ai là DJ và ai là Producer?

DJ – Disc Jockey (tạm hiểu là người chỉnh nhạc) là người chơi và mix các bản nhạc lại với nhau. Họ thường sử dụng effect, loop, hay bất kì kỹ thuật nào trên các công cụ điện tử để thay đổi âm thanh và cấu trúc của bản nhạc. Tuy nhiên họ không tạo ra mà chỉ là người chơi bản nhạc ở các câu lạc bộ hoặc lễ hội.

Ngược lại, Producer (nhà sản xuất nhạc) họ tạo ra các bản nhạc trong các studio bằng các phần mềm và thiết bị điện tử của mình. Họ tạo ra các sản phẩm nhạc của mình – đó là những tác phẩm gốc (original mix). Sau đó được các nhà sản xuất khác đem đi remix lại sau khi xin được bản quyền remix (remix chính thức). Hoặc các bản phối lại không chính thức (bootleg) và những bản mashup (cắt ghép các phần khác nhau thường là từ 2 track lại với nhau).

Khi một track nhạc được hoàn tất, nhà sản xuất sẽ gửi nó đến những hãng thu âm để phát hành. Trên thế giới, có rất nhiều nghệ sĩ là DJ trước rồi sau đó mới là Producer và ngược lại, họ sản xuất nhạc trước rồi mới trở thành những người biểu diễn chơi nhạc. Đó cũng chính là lý do gây nên sự nhầm lẫn của hai thuật ngữ này.

ID LÀ GÌ?

Nếu theo dõi set nhạc của các nghệ sĩ hàng đầu thế giới, ta thường thấy sự xuất hiện của từ ID bí ẩn (khi thì ở tên ca khúc, khi thì ở tên nghệ sĩ).

ID là viết tắt của “Identification”, vì vậy khi bạn nhìn thấy ID thay thế cho tên bài hát thì có nghĩa là sản phẩm đó còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa được đặt tên. Hoặc có thể do tác giả muốn “ỉm”, chưa muốn tiết lộ thông tin liên quan đến track nhạc này.

Tương tự khi ID đứng ở vị trí thay thế cho tên tác giả và trong rất nhiều trường hợp ID đứng thay thế cho cả tên track lẫn tên tác giả. Có rất nhiều lý do để các nghệ sĩ của chúng ta “úp úp mở mở” thế, nhưng có lẽ hai lý do lớn nhất là để thử nghiệm sản phẩm mới, thăm dò phản ứng của khán giả và tạo sự tò mò đối với người nghe.

MỘT SỐ THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG TRONG EDM

Podcast hay Mixtape: những bản mix dài tầm 30 phút trở lên và thông thường là các chương trình Radio Show của các DJ, Producer, hay hãng thu âm phát hành để giới thiệu các ca khúc mới hoặc mang tính chất phục vụ người nghe, các thính giả và được phát định kì.

Teaser: mang tính chất thông báo đây là ca khúc mới, kèm theo một đoạn ngắn về ca khúc dài tầm 1 phút đến 3 phút, tùy theo tác giả có thể hiểu như là “demo”.

Mix/Set: Một bản nhạc dài do các DJ ghép nối hoặc pha trộn các track lại với nhau tạo thành. DJ giỏi là người mix các bản nhạc rất trơn tru làm cho người nghe rất khó nhận biết được khi nào thì anh ta chơi hết một track và chuyển sang track khác.

Orginal Mix: bản gốc, bản đầu tiên của một bài nhạc do một hoặc nhiều Producer sáng tác, sản xuất.

Remix (bản phối lại chính thức): bản phối lại theo phong cách hoặc thể loại khác với bản Original Mix của một track. Các bản remix chính thức được sự đồng ý về bản quyền từ tác giả sẽ được phát hành qua các hãng thu âm một cách chính thống.

Extended Mix: bản mix có độ dài dài hơn bản Original Mix của một track (đầy đủ Intro/Outro và các đoạn breakdown, climax). Cũng có thể hiểu như là bản đầy đủ hơn của bản Original Mix. Các bản Extended Mix với những yếu tố thêm vào như nêu trên thường được các DJ sử dụng nhiều trong quá trình mix nhạc do sự thuận tiện và linh hoạt của nó.

Vocal Mix: phiên bản có lời hát của ca sĩ của một track.Instrumental Mix: ngược lại với Vocal mix, đây là bản đã được tách lời, chỉ còn âm thanh của các nhạc cụ.Edit: chỉnh sửa lại bản nhạc theo mục đích riêng của từng DJ.

Radio Edit: được chỉnh sửa lại để phù hợp với việc phát sóng trên đài phát thanh, thường ngắn hơn bản thu gốc.

Bootleg: bản phối lại không chính thức, không được phát hành chính thống bởi các hãng đĩa do không được sự đồng ý về bản quyền từ tác giả của bản gốc hay nói nôm na là nó không mang tính thương mại.

Vừa rồi chỉ là những thuật ngữ cơ bản nhất trong EDM. Vẫn còn rất nhiều thuật ngữ nữa được sử dụng rộng rãi trong thế giới âm nhạc điện tử. Vì vậy, hãy cùng đón đọc các bài tiếp theo để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị.

Đọc thêm
D-Infuture Bottom
Raver.vn